Hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng bị vô sinh – hiếm muộn ngày càng gia tăng và độ tuổi vô sinh – hiếm muộn đang ngày càng trẻ hóa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô sinh và hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ 03, chỉ đứng sau căn bệnh ung thư, bệnh tim mạch ở thế kỷ XXI và Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vô sinh cao trên Thế giới khi có khoảng 7,7 % cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản phải đối mặt với vấn đề vô sinh – hiếm muộn. Thấu hiểu những băn khoăn, lo lắng cùng áp lực của những cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn có ước mơ được làm cha mẹ, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã thành lập Khoa Hỗ trợ sinh sản theo quyết định số 1103/QĐ-BVSN và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/5/2020 với đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình luôn tâm niệm “Trao gửi niềm tin – Đón nhận hạnh phúc”.
I. TỔ CHỨC NHÂN SỰ:


Đội ngũ nhân viên Khoa Hỗ trợ sinh sản hiện có: 09 người (trong đó: 02 Bác sỹ, 05 Điều dưỡng và 02 hộ sinh), cụ thể:
– 02 Bác sỹ:
+ Bác sỹ CKII: Đào Xuân Hiền – Phó Trưởng Khoa – Phụ trách Khoa
+ Bác sỹ CKI: Thân Thị Nhung
– 07 Điều dưỡng, hộ sinh:
+ 03 Cử nhân điều dưỡng
+ 02 Trung cấp điều dưỡng
+ 02 Hộ sinh
* Cử nhân Điều dưỡng: Đào Thị Thu Hà – Phụ trách Điều dưỡng trưởng Khoa.
II. CHỨC NĂNG:
– Khoa Hỗ trợ sinh sản là khoa lâm sàng có chức năng sau:
- Chức năng khám, chữa bệnh:
+ Khám, chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân vô sinh – hiếm muộn.
+ Điều trị doạ sẩy thai, doạ đẻ non sau hỗ trợ sinh sản.
+ Tư vấn và thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Chức năng đào tạo: Tham gia đào tạo nguồn nhân lực y tế cho Bệnh viện và cho các tuyến dưới khi có yêu cầu.
- Chức năng chỉ đạo tuyến: Tham gia công tác chỉ đạo tuyến, khám chữa bệnh nhân đạo khi có yêu cầu.
- Chức năng nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, phối hợp tham gia các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học.
III. NHIỆM VỤ:
- Phòng khám Vô sinh – Hỗ trợ sinh sản:
– Tư vấn, thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Khám, chỉ định các xét nghiệm, điều trị liên quan đến tình trạng bệnh nhân như: vô sinh – hiếm muộn, doạ sẩy thai liên tiếp, thai nghén sau hỗ trợ sinh sản, phối hợp thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Thực hiện các công tác khám chữa bệnh khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo khi có yêu cầu.
- Khu điều trị nội trú:
– Điều trị bệnh nhân vô sinh do: vòi tử cung, do cổ tử cung, do rối loạn phóng noãn…
– Điều trị bệnh nhân có nguyên nhân khác như: quá kích buồng trứng, sau giảm thiểu thai…
– Điều trị doạ sẩy thai, doạ đẻ non sau hỗ trợ sinh sản.
– Thực hiện xét nghiệm: tinh dịch đồ cho bệnh nhân khám vô sinh.
– Lọc rửa tinh trùng, thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI.
– Thực hiện các kỹ thuật cao về hỗ trợ sinh sản, IVF, ICSI…
- Đào tạo:
– Tập huấn, đào tạo liên tục, tập huấn cho cán bộ y tế về kỹ năng khám, kế hoạch điều trị bệnh nhân vô sinh – hiếm muộn.
– Kỹ năng trong điều trị hỗ trợ sinh sản, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sử dụng thuốc nội tiết, hoá chất… khám chữa bệnh sản – phụ khoa chung.
- Chỉ đạo tuyến:
– Tăng cường và hỗ trợ tuyến dưới trong việc chuyển giao kỹ thuật và chuyên môn tại tuyến dưới.
– Phối hợp với tuyến Trung ương nhằm đào tạo, triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu về hỗ trợ sinh sản.
- Nghiên cứu khoa học:
– Thực hiện các nghiên cứu từ cấp cơ sở đến các Đề tài đăng tải trên tạp chí trong và ngoài nước. Tham gia các chương trình nghiên cứu của Bệnh viện, cấp Tỉnh, cấp Bộ, Nhà nước. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và phối hợp nghiên cứu quốc tế dưới sự cho phép, giám sát của Bệnh viện.
- Hợp tác trong nước và quốc tế:
– Hợp tác chặt chẽ với các đơn vị trong Ngành Y tế đặc biệt các đơn vị cùng chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, các Trường Đại Học Y, Dược, các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Trung tâm di truyền.
IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT:
– Khoa Hỗ trợ sinh sản đảm nhiệm 01 phòng khám Vô sinh – Hiếm muộn.
– Khu điều trị tầng 02 nhà B của Bệnh viện có quy mô 02 buồng bệnh với 10 giường bệnh chỉ tiêu, 01 Phòng lấy tinh chất, 01 Phòng lọc rửa tinh trùng, 01 phòng bơm IUI cùng một số phòng làm việc khác.
– Khoa Hỗ trợ sinh sản được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo phân tuyến.
V. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN:
Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng, tập thể y bác sỹ Khoa Hỗ trợ sinh sản đã đạt được những kết quả khả quan như thăm khám cho gần 200 cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn, thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI cho 12 bệnh nhân và có 02 bệnh nhân đã có tin vui ngay sau lần bơm IUI đầu tiên, tạo được nhiều tình cảm tốt đẹp và sự tin tưởng của các cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn trong địa bàn Tỉnh.
Một số hoạt động chuyên môn tại Khoa Hỗ trợ sinh sản:



VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
– Tăng cường đào tạo cho các bác sỹ, điều dưỡng của Khoa Hỗ trợ sinh sản để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc, phục vụ tốt hơn trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện.
– Nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, tăng khả năng thu dung bệnh nhân.
– Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật một số kỹ thuật chuyên khoa hiện chưa được ứng dụng phổ biến tại Khoa để tiến tới thực hiện những kỹ thuật cao, chuyên sâu như thụ tinh ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng ICSI trong tương lai không xa.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khoa Hỗ trợ sinh sản”